Theo cáo trạng, vào năm 2016, Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai được giao làm chủ đầu tư dự án Xây dựng phần mềm và cơ sở dữ liệu quản lý cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Ông Huỳnh Văn Tâm (lúc này là Giám đốc Sở Nội vụ) đã triển khai thực hiện dự án gói nhập dữ liệu hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức trị giá hơn 575 triệu đồng (tương ứng với nhiệm vụ phải nhập hoàn thành 36.000 phiếu về thông tin hồ sơ cán bộ công chức).
Do việc nhập dữ liệu của các đơn vị chưa hoàn thành theo tiến độ, đồng thời muốn giữ lại số tiền của gói nhập dữ liệu này để sau khi việc nhập dữ liệu hoàn thành sẽ có tiền để thanh toán nên ông Tâm đã cùng 2 thuộc cấp là Nguyễn Đình Trúc (Phó Văn phòng) và Hồ Quang Thi (Kế toán trưởng) làm hồ sơ khống nhằm rút tiền từ Kho bạc Nhà nước khi chưa đủ điều kiện theo quy định.
Khi thấy toàn bộ số tiền này được chuyển vào tài khoản tạm gửi của Sở Nội vụ, ông Hồ Quang Thi đã lợi dụng chức vụ kế toán trưởng, dùng thủ đoạn gian dối lập và trình cho ông Huỳnh Văn Tâm ký 10 giao dịch rút tiền bằng 20 Giấy ủy nhiệm chi (tính cả 1 liên lưu).
Ông Thi đã sử dụng 19 Giấy ủy nhiệm chi để thực hiện rút tiền 1 liên tại ngân hàng BIDV - Chi nhánh Nam Gia Lai, liên còn lại sử dụng 1 liên lưu để rút tiền tại BIDV - Chi nhánh Phố Núi với tổng số tiền gần 700 triệu đồng (trong đó có 3 lần rút tổng số tiền hơn 94 triệu đồng đúng hoạt động của Sở Nội vụ, còn 16 lần rút tổng số tiền hơn 605 triệu đồng không đúng hoạt động của Sở Nội vụ).
Trong số tiền 605 triệu đồng này, ông Thi đã nộp lại 26,2 triệu vào tài khoản Sở Nội vụ; nộp theo quyết định thu hồi của Sở Tài chính 35,8 triệu; còn hơn 543 triệu ông Thi đã chiếm đoạt tiêu xài cá nhân.
Cơ quan chức năng xác định, việc rút tiền từ kho bạc về tài khoản tạm gửi của Sở Nội vụ là sai quy trình và ông Huỳnh Văn Tâm là Giám đốc Sở, chủ tài khoản nên có vai trò chính. Ông Nguyễn Đình Trúc có vai trò đồng phạm giúp sức cho ông Tâm.
Cho đến nay, bị cáo Huỳnh Văn Tâm đã tự nguyện nộp khắc phục số tiền hơn 575 triệu đồng; bị cáo Hồ Quang Thi cũng đã khắc phục nhưng với số tiền gần 4,4 triệu đồng.
Quá trình điều tra, các bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình.
Xét nhiều tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt các bị cáo: Hồ Quang Thi 9 năm tù về tội “Tham ô tài sản”; Huỳnh Văn Tâm 30 tháng tù treo và Nguyễn Đình Trúc 18 tháng tù treo cùng về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
" alt=""/>Nguyên giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai và 2 thuộc cấp lĩnh ánTIN BÀI KHÁC:
Vợ chồng nghèo cầu cứu con ung thưCấm cấp phép xây cao ốc ở nơi kẹt xe
Mới đây, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã giao các cơ quan chức năng không cấp phép xây dựng cho những công trình cao ốc tập trung đông người, trên các trục đường, khu vực chưa đầu tư hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông, theo quy hoạch được duyệt.
Động thái này được xem là điều cần thiết hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại đây chỉ là giải pháp tình thế, khó hạn chế được kẹt xe, do cao ốc đã xây tràn lan, thiếu quy hoạch.
![]() |
Đường Nguyễn Hữu Thọ là một trong những điểm nóng thường xuyên tắc đường |
Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, chỉ đạo này của TP.HCM rất đáng hoan nghênh bởi nó sẽ giúp hạn chế tình trạng kẹt xe tại các tuyến đường trung tâm cũng như các tuyến đường thường xuyên bị ùn tắc.
“Hiện nay, TP.HCM đang nén nhiều chung cư trong khu trung tâm như quận 1, quận 3, quận 4, quận Bình Thạnh, quận 10 và Tân Bình… Hơn 20.000 căn hộ dưới tên gọi mỹ miều officetel và shophouse đã phá vỡ hạ tầng kỹ thuật, khiến kẹt đường, thiếu trường học, chỗ vui chơi…. Điển hình như đường Nguyễn Hữu Cảnh, Phổ Quang, Ba tháng Hai…
Do đó, việc cấm xây các cao ốc ở những tuyến đường thường xuyên gây kẹt xe là một trong những giải pháp hạn chế việc các chung cư, cao ốc, trung tâm thương mại… mọc đầy ở các ngã ba, ngã tư, vòng xoay vốn đã quá tải xe cộ”, ông Đực nói.
Mặc dù vậy, theo ông Đực, khi áp dụng quy định này, những doanh nghiệp đi trước đón đầu hạ tầng sẽ có lợi, những doanh nghiệp đi sau sẽ bất lợi hơn. Tuy nhiên đây là quy luật chung của thị trường. Ông Đực cho rằng những dự án đã phê duyệt sẽ không bị ảnh hưởng do các hồ sơ xin cấp phép xây dựng đều có thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, quy hoạch dân cư…. nên nếu đảm bảo và phù hợp với hạ tầng giao thông sẽ được cấp phép xây dựng.
Về vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cũng nhận định đối với các dự án đã làm xong hồ sơ, chỉ chờ thủ tục cấp phép xây dựng thì thành phố vẫn phải tiếp tục cấp phép. Bởi lẽ, khi doanh nghiệp đã làm đến bước này thì phải mất rất nhiều thời gian và tiền bạc.
Phải “bắt đúng bệnh” mới giảm được kẹt xe
TS Võ Kim Cương - Nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM cũng cho rằng đây là một chủ trương đúng của TP.HCM. Tuy nhiên, việc không cấp phép xây cao ốc ở những khu vực đông dân cư chỉ giảm bớt được tình trạng ùn tắc giao thông chứ không thể hạn chế được. Nguyên nhân là do hiện nay thành phố đã kẹt xe rất nghiêm trọng. Vì vậy, bài toán giao thông không phải là bài toán riêng lẻ mà là bài toán chung về đô thị, phải bắt đúng “căn bệnh” nó mới chữa được.
Theo TS Võ Kim Cương, căn bệnh kẹt xe của TP.HCM là do cấu trúc đô thị của thành phố không đủ đường. Khi cho những cao ốc lớn xây dựng mà không có thêm đường thì càng làm trầm trọng hơn tình hình kẹt xe.
Trong khi đó, việc cấp giấy phép xây dựng cho các dự án được chấp thuận về mặt quy hoạch của UBND TP.HCM lại trên cơ sở tham mưu của cơ quan quản lý về quy hoạch, tức là Sở Quy hoạch - Kiến trúc. Tuy nhiên, Sở Quy hoạch - Kiến trúc thường chỉ xem công trình hay dự án đó có phù hợp với quy hoạch được duyệt hay không, chứ ít khi xem xét kỹ vào việc công trình đó khi đưa vào sử dụng có tác động lên hệ thống hạ tầng hiện có.
“Hiện nay, chúng ta cấp phép dự án theo quy trình ngược. Nếu ở nước ngoài cấp phép dự án bất động sản dựa trên hạ tầng giao thông hiện hữu thì Việt Nam cấp phép dựa trên hạ tầng tương lai – tức là chưa làm hạ tầng giao thông mà đã cho phép xây dựng các công trình cao tầng, khu chung cư”, ông Cương nói.
TS Võ Kim Cương cho biết ở các quốc gia phát triển, khi lập quy hoạch đều có đánh giá tác động giao thông với những nghiên cứu nghiêm túc, số liệu chính xác. Khi quy hoạch một khu đô thị cũng có sự tính toán nơi đó sẽ có bao nhiêu cư dân, từ đó đánh giá tác động về giao thông như có bao nhiêu phương tiện, mật độ tham gia giao thông công cộng ra sao…Từ đánh giá này, cơ quan có trách nhiệm sẽ định dạng ra nhu cầu về kết cấu hạ tầng, đường rộng ra sao, bao nhiêu làn, phân bố từng loại làn… Trong khi đó, ở nước ta thường thì làm đường trước, rồi sau đó các dự án đua nhau xây dựng san sát hai bên gây quá tải, ùn tắc nghiêm trọng.
“Nếu TP.HCM không nhanh chóng đánh giá tổng thể mà vẫn để các chung cư, cao ốc ồ ạt mọc lên thì sẽ rất nguy hiểm khi áp lực lên hạ tầng giao thông càng gia tăng và kẹt xe là chuyện tất yếu. Khi quy hoạch một khu đô thị cần tính toán số lượng người, phân loại từng phương tiện, nhu cầu di chuyển, giao thông công cộng... Tất cả những vấn đề này đều phải đưa ra kịch bản, mô hình cụ thể để đánh giá và từ đó mới có phương án khả thi, còn phương án cấm xây cao ốc ở khu vực thường xuyên bị ùn tắc chỉ giúp hạn chế một phần chứ không giảm hẳn được”, ông nói thêm.
Diệu Thủy
Trong khi các khu đất vàng trở nên khan hiếm thì ngày càng xuất hiện dày đặc những khu chung cư mọc lên trong ngõ nhỏ. Điều này đi ngược với nguyên lý quy hoạch, dồn gánh nặng lên hạ tầng.
" alt=""/>Nhồi nhét cao ốc vào trung tâm, hạ tầng nào chịu nổi?